Hỗ trợ
17/11/2020 10:11:53
Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, hiện nay chúng ta đang triển khai nghiên cứu, xây dựng luật bảo hiểm xã hội một “cột trụ” trong hệ thống an sinh xã hội. Nhiều tiền đề thuận lợi tạo điều kiện cho việc hình thành một đạo luật bảo hiểm xã hội nhưng cũng đặt ra các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi. Có thể nêu lên một số vấn đề như sau:
– Về một mô hình bảo hiểm xã hội như thế nào để vừa phù hợp với điều kiện của tình hình kinh tế – xã hội của nước ta, vừa giữ được ổn định nhưng lại phải hàm chứa những nhân tố của sự phát triển.
– Về mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội với các “cột trụ” khác và với các chính sách tiền lương, thu nhập, ưu đãi xã hội, chính sách với nông dân…
– Vấn đề mở rộng đối tượng tham gia quan hệ bảo hiểm ch chỉ nêu trong phạm vi quan hệ lao động và một vài loại lao động đặc thù hay ra cả ngoài phạm vi “quan hệ công nghiệp”.
– Vấn đề cơ chế quản lý Quỹ BHXH ? một bên hai bên hay ba bên ?
– Về tài chính của BHXH từ việc thiết lập nguồn Quỹ tới những hoạt động về đầu tư, tăng cường nhằm phát triển và bảo tồn quỹ.
– Vấn đề Bảo hiểm thất nghiệp? Bao gồm cả việc trợ cấp thất nghiệp và chính sách thị trường lao động tích cực (tìm việc làm cho người lao động và các biện pháp chống thất nghiệp…)
BHXH đang đứng trước những đòi hỏi và những cơ hội cho việc cải cách chính sách BHXH nhân việc xây dựng luật BHXH. Những vấn đề lớn nêu trên và nhiều vấn đề khác đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc để có các phương án vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lại tạo ra những điều kiện để hội nhập thúc đẩy cải cách kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.